Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu mẹo vặt linh tinh ....

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Nấu ăn ngày Tết (vài cách làm ,nấu...)

Củ cải muối ăn ngày Tết

Nếu ngày Tết người miền Nam có dưa món để ăn kèm với bánh tét thì người miền Bắc lại có món hành muối và củ cải dầm để ăn với bánh chưng.
Nguyên liệu
- 800g củ cải tươi, 200g cà rốt.

- 250ml nước mắm ngon, 200g đường, 250ml nước.

- Lọ thủy tinh sạch.


Cách làm

Bước 1: Củ cải, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt lát dày mỏng tùy thích. Sau đó phơi nắng hoặc sao khô cho đến khi củ cải, cà rốt héo khô là được.

Bước 2: Ngâm củ cải và cà rốt khô vào nước ấm cho nở mềm ra, sau đó xả lại nước lạnh rồi vắt ráo, tiếp theo cho vào lọ thủy tinh.

Bước 3: Nước mắm, đường và nước cho vào nồi đặt lên bếp đun sôi cho tan đường rồi đổ vào lọ sao cho nước mắm ngập trên củ cải, cà rốt là được.

Chú ý phải cho nước mắm nhiều hơn phần củ cải để sau đó củ cải còn nở ra thêm. Để vài tiếng hay 1 ngày củ cải ngấm nước mắm là dùng được.

Thịt đông ngon cho ngày Tết

Món thịt đông này rất hợp với tiết trời hiện tại của miền Bắc và nhất là những ngày Tết sắp tới.
Trong thú ẩm thực phong phú của người Việt, có một món ăn khá độc đáo, đó là thịt đông. Món ăn độc đáo ở chỗ là ăn khi đã để nguội lạnh, mà thường ăn vào những ngày đông giá hay lúc xuân sang.

Nguyên liệu:
Thịt chân giò: 1kg; Mộc nhĩ: 30gr; Nấm hương: 20gr; Hành khô: 1 củ nhỏ; Hạt tiêu.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Cách làm:

Thịt chân giò chọn miếng thịt tươi, bì trắng sạch để chứng tỏ là được thịt từ con lợn khỏe mạnh. Thành phần bì là rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến độ đông của món ăn.

Cạo bì thật sạch cho hết lông rồi thái thịt thành các miếng cỡ vừa ăn, ướp với gia vị cho ngấm.

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, cắt bỏ chân. Mộc nhĩ đem thái sợi, nấm hương nếu cánh nấm to thì thái làm đôi.

Hành khô bóc vỏ, phi thơm rồi trút thịt vào xào cho ngấm mắm ngấm muối. Sau đó chế nước xâm xấp mặt thịt, ninh nhỏ lửa cho thịt nhừ. Trong quá trình ninh chú ý vớt bỏ bọt và váng bẩn để nước thịt được trong.

Khi thịt đã nhừ và nước cạn còn khoảng 1/2 thì trút mộc nhĩ nấm hương vào đun chín, bắc xuống rắc hạt tiêu cho thơm.

Múc thịt ra bát hoặc các dụng cụ đựng, đợi thịt đông lại.

Ngày Tết ngoài Bắc hầu như nhà nào cũng chuẩn bị một nồi thịt đông thật ngon để ăn cùng với dưa hành, bánh chưng.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Tết làm mứt dừa

Mứt dừa trong khay mứt ngày tết luôn được tiêu thụ nhiệt tình nhờ hương vị bùi, béo, thơm ngon. Cách làm không quá phức tạp mà đảm bảo khách đến nhà sẽ phục lăn về tài nội trợ của bạn đấy!
Nguyên liệu:

1 kg cùi dừa; 600g đường; 1 thìa cà phê tinh chất vani.
 
Cách làm:
 

Dừa chọn loại bánh tẻ, gọt bỏ lớp vỏ lụa, dùng dụng cụ nạo theo vòng tròn để được sợi dừa dài.

Rửa thật sạch dừa đã nạo sao cho đảm bảo dừa hết dầu. Bạn kiểm tra bằng cách xem nước rửa, ban đầu nước rửa dừa có màu trắng đục.


Rửa đến khi nước trong, không có dầu là được.

Dừa vớt ra, để ráo.

Đến bước này bạn cân lại cùi dừa, cứ 1kg cùi dừa bạn ướp với 600g đường.

Sau khoảng 8 tiếng đường sẽ tan bớt và dừa ngót bớt, bạn dùng đũa đảo đều cho dừa ngấm đều và đường tan hết. Tổng thời gian ướp khoảng từ 12 - 14 tiếng, đến khi bạn nhìn thấy các sợi dừa trong.

Dùng chảo rộng, có đáy dày để sên dừa. Cho dừa và nước đường vào chảo, ban đầu bạn có thể để lửa to, đến khi nước đường sôi bạn chuyển lửa nhỏ, đảo đều dừa liên tục.

Với 1kg dừa, bạn nên san làm 2 mẻ, không nên san quá nhiều dừa trong chảo sẽ khó đảo và dễ làm cháy mứt.

Đến khi nước đường gần cạn thì cho tinh chất vani vào đảo đều.

Từ đây bạn nên dùng 2 đôi đũa, đảo xóc dừa liên tục, đến khi đường khô lại thành dạng hạt li ti thì tắt bếp, cho dừa ra mâm, xóc đều và để mứt nguội là xong.
 
Chúc các bạn thành công và đón Tết thật vui, thật đầm ấm!


Tự làm bắp bò chua mặn ngọt ngày Tết

Ngày Tết, nhiều món ăn dầu mỡ dễ khiến bạn phát ngán. Bắp bò ngâm chua cay mặn ngọt là món ăn lý tưởng để bạn đãi khách trong mấy ngày xuân.
Nguyên liệu:

- Bắp bò (nên chọn lõi rùa thuôn nhỏ)

- ¼ lít nước mắm ngon, ½ lít dấm, 200g đường,

- 1 củ tỏi, 2 quả ớt, 2 cọng tiêu xanh.


Cách làm:
- Bắp bò rửa sạch rồi luộc chín tới, vớt ra để nguội.

- Cho tất cả nước mắm ngon, đường, dấm, có thể thêm mì chính (nếu thích) rồi quấy đều. Đun với lửa nhỏ trên bếp. Khi sôi, đun nhỏ lửa thêm 5 phút rồi tắt bếp, để thật nguội.

- Tỏi bóc vỏ. Ớt tỉa lấy bỏ hết hạt. Tiêu xanh để nguyên cọng.

- Cho bắp bò vào lọ thuỷ tinh, xếp thật chặt, tiếp tục cho tỏi ớt, tiêu xanh vào.

- Đổ từ từ nước mắm đã đun vào sao cho ngập thịt. Đậy kín nắp.

- Để thịt bên ngoài 3-4 ngày là nhà bạn có thể dùng được. Nếu muốn bảo quản được lâu hơn, có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh.

- Món bò chua cay có thể ăn cùng dưa chuột thường và dưa chuột muối, xoài non chua cay…
 

Bí quyết chọn hạt dưa ngon ngày Tết

Người tiêu dùng có thể phân biệt hạt dưa an toàn hay không an toàn dựa vào một số dấu hiệu sau.
- Hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu công nghiệp (dùng nhuộm vải sợi...) thường có màu sáng bóng, không bị nhòe phai, kể cả khi tiếp xúc với nước vẫn không bị lem lấm.

- Hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm có màu sắc tự nhiên, không quá đậm, không sáng bóng, dễ bị phai, nhòe khi gặp nước nên màu rất dễ lem vào tay hay da, mỗi khi sử dụng. Khi để ẩm sẽ lấm màu vào vải bông, vải lụa.

Với dấu hiệu trên, người tiêu dùng sẽ dễ dàng chọn được hạt dưa nhuộm phẩm màu thực phẩm để mua. Màu hồng đỏ của hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm thường đem lại sắc hồng tươi thắm cho đôi môi thiếu nữ, tạo nét duyên dáng đáng yêu vào những ngày đầu Xuân. Đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam. Đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu chế biến hạt dưa để lấy dầu ăn và làm thực phẩm thay thế cho một số loại đậu hạt.

Theo Đông y, hạt dưa có vị ngọt, tính mát khi chưa rang chín, sau khi rang có tính bình, tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng cường sinh lực. Nếu dùng chữa bệnh thì dùng hạt dưa luộc tốt hơn hạt dưa rang.

Một công trình nghiên cứu của Đại học Benin (Nigeria) ghi nhận hạt dưa có tác dụng giúp ổn định men gan và lượng lipid huyết thanh rất có ích cho người bị viêm gan và những người bị rối loạn lipid máu (mỡ trong máu cao), giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Tai lợn ngâm dấm nhâm nhi ngày Tết

Không hề ngấy mà giòn sần sật, chua ngọt nhẹ lại ăn kèm với ít dưa hành hay củ kiệu muối chua, tai lợn ngâm dấm sẽ là món lý tưởng để ông xã nhà bạn lai rai cùng bạn bè ngày Tết.
Nguyên liệu:
- 1 cái tai lợn

- 1 củ tỏi, 3 quả ớt đỏ, ½ chén dấm, 70g đường, nước sôi để nguội.


Cách làm:

- Tai lợn cạo rửa sạch sẽ.

- Tỏi bóc vỏ, thái mỏng. Ớt bỏ hạt có thể để nguyên quả tỉa hoa.

- Cho ít nước vào nồi sao ngập được tai lợn + ít gia vị + ít dấm và để lên bếp luộc. Khoảng chừng 20 phút là tai lợn chín.

- Vớt tai lợn, ngâm ngay vào bát nước lạnh để giữ độ giòn sau đó thái lát mỏng

- Pha ½ bát dấm + đường + ít nước sôi để nguội sao cho vừa miệng. Đun sôi hỗn hợp này, để thật nguội.

- Cho tai lợn vào lọ thuỷ tinh, đổ nước dấm đường đã đun, cho nốt tỏi ớt vào. Dùng nan tre nén thật chặt sao cho tai lợn ngập nước dấm.

- Tai lợn ngâm dấm có thể ăn được sau 3-5 ngày.

Cách làm mứt gừng ăn Tết

Mứt gừng dẻo vừa bớt cay, vừa thơm ngon hơn mứt gừng lát. Bí kíp khi làm món này là cho thêm một chút trái thơm bằm nhỏ, món mứt sẽ thơm dậy mùi vị, thêm độ chua nhẹ khiến người già, trẻ nhỏ đều muốn nhâm nhi.
Nguyên liệu:
1kg gừng non; 2 muỗng canh bột năng; 1 muỗng nhỏ muối; 800g đường + 100ml nước; 1 muỗng canh nước cốt chanh + 1 chút vani (nếu có); 1 trái thơm bằm nhỏ vắt bớt nước.


Cách làm:

Bước 1: Gừng non rửa sạch, thái sợi. Ngâm gừng với nước muối, sau đó xả lại hai lần nước cho bớt cay, vắt ráo, phơi một nắng (khoảng vài ba giờ nếu nắng to). Sau đó trộn gừng sợi với bột năng và một muỗng nhỏ muối. Bột năng có tác dụng làm mứt dẻo mà không bị chảy nước.

Bước 2: Hòa đường với 100ml nước, cho lên bếp vừa đun vừa quấy đều cho tan đường.

Cho gừng và thơm bằm nhỏ vào, trộn đều, xên lửa riu riu. Lưu ý: công đoạn này phải đảo mứt liên tục để mứt thấm đều. Khi thấy đường bám quánh lại trên đũa, tức là mứt đã tới.

Bước 3: Nhấc xuống, cho một muỗng canh nước cốt chanh pha thêm chút vani để có hương thơm, trộn đều để không bị lại đường.

Bước 4: Để mứt thật nguội, dùng muỗng xúc từng chút mứt gói vào giấy bóng kính, lăn tròn thành từng thanh mứt, gỡ ra xếp vào khay thuỷ tinh đậy kín.

Mứt gừng có vị thanh ngọt và cay nhẹ, không những ngon miệng mà còn có tác dụng làm ấm bụng, dịu cơn ho và giảm say tàu xe nữa đấy.

Mách nhỏ: Gừng làm mứt nên chọn gừng non sẽ không bị quá cay, không bị xơ khó ăn như gừng già.

Cách làm mứt khoai lang ngày Tết

Mứt khoai lang có vị dẻo dẻo, ngọt vừa nên ít ngán, cách làm dễ dàng và giá thành cực rẻ. Bạn hãy thử làm cho Tết này nhé.
Nguyên liệu

1 kg khoai lang ruột vàng, rửa sạch, gọt vỏ
500 gr đường trắng
30 gr vôi trắng (thường bán những nơi bán trầu cau trong chợ)
1 ống vani.


Cách làm

Khoai cắt lát dày khoảng 1 cm. Pha mỗi lít nước với 30 gr vôi trắng, để qua đêm cho lắng xuống rồi lấy phần nước trong để ngâm khoai, nước phải ngập khoai hoàn toàn, ngâm khoai trong khoảng 5 giờ. Ngâm xong bạn vớt ra, xả lại nhiều lần với nước lạnh cho sạch.

Cho toàn bộ đường vào chung với khoai, ngâm 3 tiếng đồng hồ để đường tan hết. Khi đường tan thì đường tạo ra rất nhiều nước, cứ mỗi 1 tiếng bạn lại trở khoai một lần để đường ngấm đều vào khoai.

Cho toàn bộ khoai và đường vào một chảo không dính, đun tới khi nước đường trong chảo sôi thì hạ lửa nhỏ nhất có thể để đường sôi lăn tăn. Trong khi đun thỉnh thoảng bạn đảo nhẹ khoai đến khi đường ráo và bám đều vào khoai thì tắt bếp.

Khi tắt bếp, bạn đảo nhẹ tiếp vài lần thì sẽ thấy khoai bắt đầu có đường trắng khô bám vào. Tách những miếng khoai dính nhau ra, đặt toàn bộ vào mâm để khoai hoàn toàn ráo thành mứt là được.

Mứt khoai lang có lẽ là món mứt với giá thành rẻ nhất, nguyên liệu dễ kiếm nhất với hầu hết tất cả mọi người. Khi ăn mứt có vị dẻo dẻo, ngọt vừa nên ít ngán; với cách làm dễ dàng bạn có thể làm dư ra để mang tặng bạn bè, người thân bởi mứt tự làm ở nhà chắc chắn là an toàn và vệ sinh hơn mứt đi mua rồi!

5 nhận xét:

  1. Ôi Trời!
    Ròm giỏi đến vậy á?
    Phục sát đất luôn nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hong biết khi vô WC tháo nước, em Nam Ròm còn đứng hay đã ngồi... Hự hự, may wynh còn đứng á :(

      Xóa
    2. Toàn là đồ chôm dzìa để bắt trước làm theo thôi mà chị hehehehe

      Xóa
    3. Em cũng còn đứng chứ làm sao mà dám ngồi trước anh già háháháháhá sao anh hổng ngồi trước đêy để em Ròm học theo híhíhíhí

      Xóa

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm