Món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết Nam bộ
Thịt kho tàu,
khổ qua nhồi thịt, tôm khô củ kiệu... là những món ăn không thể thiếu
trong những ngày đầu năm mới của người miền Nam.
Thực đơn ngày Tết của người miền Bắc không thể thiếu các món bánh
chưng, dưa hành, thịt đông, thịt bò kho quế... Người miền Trung có bánh
tét, dưa món, nem chua, tré, món bò bắp giầm nước mắm xắt lát, ăn kèm
với dưa món chua chua, ngọt ngọt. Riêng với người miền Nam, bánh tét là
món không thể thiếu dùng để cúng ông bà. Bên cạnh đó, thực đơn ngày Tết ở
đây còn có các món ăn rất dân dã như thịt kho tàu, dưa cải muối, tôm
khô củ kiệu, khổ qua dồn thịt...
Thịt kho tàu. Ảnh: Phan Hữu Tưởng. |
Món ăn phổ biến nhất trong ba ngày Tết là
thịt kho tàu, còn được gọi là thịt kho hột vịt hay thịt kho nước dừa.
Những ngày giáp Tết, các bà nội trợ của gia đình đã lo đi chợ mua loại
thịt ba rọi, trứng vịt, nước dừa xiêm tươi. Thịt ba rọi mua về được rửa
với nước muối, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thái thịt thành từng khúc
cỡ ba ngón tay, ướp thịt với các loại gia vị như nước mắm, muối, đường,
tỏi, hành tím, ớt sừng trâu bằm nhỏ... Thịt ướp trong khoảng 30 phút để
ngấm gia vị. Hột vịt đem luộc chính, bóc bỏ vỏ. Đặt nồi lên bếp, cho
nước dừa tươi, nước lạnh vào đun sôi. Sau đó cho thịt vào, khi thịt vừa
mềm thì cho trứng vào, nêm lại gia vị, để nhỏ lửa và ninh đến khi thịt
thật mềm, nước trong nồi chuyển sang màu vàng cánh gián đẹp mắt là được.
Bánh tét. |
Khổ qua nhồi thịt. |
Một món ăn dân dã khác không thể không nhắc đến là khổ qua dồn thịt.
Bên cạnh là một món ăn ngon miệng, có tác dụng thanh mát cơ thể, người
miền Nam ăn món này đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong mọi chuyện không vui
sẽ qua đi, một năm tươi sáng sẽ đến với mọi gia đình. Sẽ là thiếu sót
nếu không nhắc đến món tôm khô ăn với củ kiệu ngâm chua.
Dưa kiệu. Ảnh: Phan Hữu Tưởng. |
Làm món này rất đơn giản, củ kiệu tươi
mua về ngâm qua nước tro một đêm để giảm bớt mùi hằng. Sau đó làm sạch
rễ và lá, cho lên trên mâm hoặc cái sàng và đem phơi, nếu trời nắng to
chỉ cần phơi trong một buổi là được. Cho củ kiệu vào lọ thủy tinh, một
lớp kiệu một lớp đường cát trắng, đậy kín lọ lại để kiệu tự ra nước,
trong khoảng từ mười ngày đến hai tuần là dùng được. Củ kiệu được kết
hợp với tôm khô tạo thành một món ăn rất ngon miệng với vị chua ngọt lại
bùi bùi rất đặc trưng và ngon miệng.
Trên đây là những món ăn đặc trưng trong
ngày Tết, mang đậm bản sắc văn hóa của người Nam bộ. Ngoài việc đơn
thuần là món ăn, ẩn chứa đằng sau là ước mong tâm linh mọi đau khổ sẽ
qua đi, chào đón một năm mới vuông tròn, hạnh phúc và đầy may mắn.
Bài và ảnh: Khánh Hòa
Nhớ món ăn ngày Tết ba miền Bắc – Trung – Nam
Mâm cỗ Tết trên ba miền ở đất nước ta mang đậm nét truyền thống ẩm thực của từng vùng, miền. Vào ngày đầu xuân, quanh mâm cỗ Tết là lúc ông bà, cha mẹ, con cháu họp mặt quây quần vui vẻ bên nhau, cùng đón mừng một mùa xuân mới lại về. Do đó mâm cỗ Tết được mỗi gia đình chăm chút vô cùng kỹ lưỡng.
1. Miền Bắc
Ở miền Bắc, bánh chưng xanh là linh hồn của ngày Tết cổ truyền, thể hiện tinh hoa đất trời qua bàn tay khéo léo của con người. Từ bao đời nay, trên bàn thờ tổ tiên người miền Bắc dịp Tết không thể thiếu cặp bánh chưng xanh. Bánh chưng dẻo, béo, dễ ngán nên cần phải có đĩa dưa hành chua chua, giòn giòn, khiến cho người thưởng thức ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn. Một số món Tết ngon miệng khác gồm: canh măng lưỡi lợn, giò nạc, giò thủ, nem rán (chả giò), chè kho…
Ngoài ra một món ăn mà các bà nội trợ miền Bắc thường chuẩn bị trong những ngày Tết là nồi cá kho riềng. Cá để kho trong ngày Tết thường lá cá chép hoặc cá trắm. Miếng cá kho riềng thơm, thịt chắc, đậm đà, ăn với bánh chưng, dưa hành thật lạ miệng.
Khách sạn Hà Nội
2. Tây Bắc
Người Mông
Dân tộc Mông ăn Tết lúc vụ mùa đã thu hái xong và thường vào cuối năm dương lịch. Trong mâm cỗ Tết, không thể thiếu bánh dày bởi người Mông quan niệm bánh dày tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, nguồn gốc sinh ra vũ trụ và loài người. Nguyên liệu để bánh dày có hương vị thơm ngon nhất phải là gạo nếp nương vụ mới, đặc biệt là nếp than.Gạo được nấu thành xôi, giã đến dẻo quánh. Lúc ấy các mẹ, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng mặt trời trong câu chuyện cổ. Chủ nhà bao giờ cũng dâng một cặp bánh mới lên bàn thờ, kính mời các đấng thần linh tổ tiên thụ lộc và phù hộ độ trì cho gia đình năm mới mạnh khỏe, ấm no, hạnh phúc.
Người Thái
Ngày tết của người Thái Tây Bắc không thể thiếu bánh “khẩu tủm hík”, “khẩu tủm đăm” và “khẩu cộp”. Đây là những loại bánh truyền thống, không chỉ thơm ngon bổ dưỡng, mà còn gói ghém cả đất trời và tình người sâu nặng. Các loại bánh này đều có điểm chung là dùng gạo nếp mới ngon đã được chọn lựa kỹ, nhân bằng đỗ nho nhe, thịt lợn ba chỉ cùng các loại gia vị, mà một trong những loại không thể thiếu là hạt xẻn – “mák khén”, một loại hạt tiêu rừng, rất thơm và cay, gói trong lá dong xanh.Ngoài bánh chưng, xôi ngũ sắc cũng được người Thái rất chuộng vào mùa Tết. Đây là món quà xuân chào đón du khách trong dịp hành hương về với cội nguồn dân tộc.
Khách sạn Sapa
3. Miền Trung
Bếp lửa miền Trung náo nức chào Xuân với hương thơm của bánh tét, dưa món, nem chua, tré, thịt bò giầm nước mắm… bên cành mai vàng sắc nắng. Ngày Tết ở miền Trung, nhà ai dù mâm cao cỗ đầy với cao lương mỹ vị, vẫn không thể thiếu những món ăn dân dã này.Trên mâm cỗ ngày Tết của người dân xứ Huế, bên cạnh những món này bao giờ cũng có thêm chén (bát nhỏ) tôm chua.
Khách sạn Huế
4. Miền Nam
Món chủ lực của vùng nông thôn Nam Bộ là bánh tét. Bánh tét có nhiều loại như bánh tét chay không nhân, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh tét nhân thập cẩm. Đòn bánh tét gói khéo léo có thể để tới nửa tháng trong khí hậu nóng bức của miền Nam. Gia đình nào có nhiều người thường gói nhiều bánh tét và chia nhau canh lửa, khi Tết đến họ thường biếu họ hàng một cặp với dụng ý cầu chúc hạnh phúc đủ đôi. Bánh tét ăn cùng thịt và thịt kho Tàu, kèm với dưa giá, dưa cải, củ kiệu hay ăn riêng vẫn rất hấp dẫn.Ngoài ra còn nhiều đặc sản miệt vườn khác như canh khổ qua, đậu đũa xào thịt, lạp xưởng chiên ăn với dưa cải…
Món ăn ngày tết
Món ăn ngày tết - Tết này ăn gì?
Món ăn ngày tết
- Từ xưa đến nay, người Việt thích ăn ngon, ăn nhiều trong ngày tết nên
ta có câu “Đói giỗ cha, no ba ngày tết”. Ngày tết ta có “cỗ” tết: Ở
miền Bắc ngoài món thịt đông đặc biệt còn có chả lụa (giò lụa), chả quế,
chả đầu (giò thủ), canh măng, chân giò, nấm hương, miến gà, nem rán,
xôi gấc và không thể thiếu bánh chưng xanh, dưa hành.
Ngày
nay, dầu muốn giản dị hóa, người Việt vẫn còn nhắc “thịt mỡ, dưa hành,
câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Tục dựng nêu đã mất,
muốn làm sạch môi trường và tiết kiệm nên nước ta không còn đốt pháo
nhưng nếu không có bánh chưng xanh thì không được. Vì thế bánh chưng,
bánh dầy không thể thiếu ở miền Bắc. Miền Nam thì dùng bánh tét. Không
phải “thịt mỡ dưa hành” mà “thịt kho nước dừa, dưa giá”. Thịt kho miền
Nam rất độc đáo, chẳng biết vì sao có người gọi “thịt kho Tàu”? Người
Tàu không bao giờ kho thịt với nước mắm, người Việt không bao giờ kho
thịt với xì dầu. Tại sao lại gọi “kho Tàu”? Người Việt còn gọi là “kho
rục”. Miền Nam ngày tết luôn có nem bì và củ kiệu.
Miền Trung có dưa món và
một món đặc biệt gọi là “tré”, ít dùng chả lụa mà là chả bò và giò thủ
nhưng đặc biệt phải có thịt chua và tai heo. Ngoài ra còn có các món đặc
sản như bánh lá, bánh nộm không thể thiếu. Do khí hậu mà miền Bắc lạnh
nên có thịt đông mà các nơi khác không có.
Ngày tết, không thể thiếu
mâm ngũ quả vì người Việt coi số 5 vô cùng quan trọng trong đời sống như
ngũ hành, ngũ sắc, ngũ vị (trong ẩm thực), ngũ âm (trong âm nhạc).
Nguyên gốc, mâm ngũ quả có các loại trái cây: mận, hạnh, đào, táo và lý
(hay điều). Nhưng do điều kiện của các khu vực sinh sống người Việt có
sự khác biệt, người dân từng miền không thể lúc nào cũng kiếm được đủ 5
loại trái cây này.
Từ đó dẫn đến cách trình
bày mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt giữa hai miền Bắc và Nam. Miền
Trung có lẽ cũng trưng bày mâm ngũ quả giống như miền Nam. 5 thứ trái
cây miền Nam thường có: mãng cầu, dừa, sung, đu đủ và xoài vì nói theo
giọng Nam thì “cầu vừa đủ xài và sung túc”, còn miền Bắc thường có:
chuối, bưởi hoặc quả phật thủ, đào, hồng và quýt (hoặc quất).
Về cách trình bày, thường
người ta chọn những quả lớn, có trọng lượng để ở giữa sau đó mới đan
chen những loại quả chung quanh để tạo thành một mâm ngũ quả hình tháp.
Riêng dưa hấu luôn lựa một cặp dưa loại thật to để hai bên bàn thờ.
Trong ngày Tết cổ truyền,
cùng với “bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” thì mứt Tết
cũng là món ăn không thể thiếu, góp phần làm nên hương vị ngày xuân.
xuân 2013, Trí Đức Food giới thiệu nhiều chủng loại truyền thống. Trong
đó có các sản phẩm mứt Tết đa dạng, độc đáo với nhiều mẫu mã mới phù hợp
với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng như mứt dừa, bí, cà chua,
khoai lang, cà rốt, gừng, quất...
Các sản phẩm mứt Tết
trên đều được làm từ các nguyên liệu củ, quả dân dã và gần gũi, được
Trí Đức chọn lựa kỹ càng và sản xuất trên dây chuyền khép kín, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng cao, đồng thời, vẫn giữ được hương
vị, màu sắc tự nhiên vốn có. Đặc biệt, năm nay, công ty còn cho ra đời
những sản phẩm bánh mứt gừng Lạc Xuân, thạch nha đam sunfarm cao cấp với mẫu mã bao bì hiện đại, có thể dùng làm quà tết biếu cho người thân trong ngày Tết.
Ngày tết cũng không thể
thiếu mứt, kẹo. Người Việt có rất nhiều thứ mứt vì theo văn hóa ẩm thực
mỗi thứ mứt có tác dụng trị được một bệnh. Như mứt gừng:
ấm tì vị, dễ tiêu, chống đầy bụng, đầy hơi; mứt bí: giải nhiệt; mứt
dừa: nhuận trường; mứt sen: an thần, dễ ngủ; mứt quất: tiêu đàm, chữa
ho. Thật ra mỗi thứ mứt đều có cái ngon riêng nên người bán thường trưng
bày trong một hộp to 12 thứ mứt khác nhau như: mứt me, mứt mãng cầu,
mứt mít, mứt thơm và gần đây có thêm mứt khoai lang. Kẹo thường dùng ở
miền Nam có “thèo lèo”, kẹo dừa, kẹo đậu phộng, hột điều; miền Trung còn
có mứt me và mè xửng…
Ngoài việc ăn còn nghĩ đến
việc uống. Đặc biệt là các thứ rượu mạnh như rượu làng Vân (Bắc Ninh),
rượu Bầu Đá (Bình Định) và rượu đế (khắp cả nước). Ngày nay, còn có thêm
nhiều thứ rượu Tây các loại khác.
Người Việt có những món ăn ngày tết
rất đặc biệt và đa dạng trong ngày tết. Và từ đó chúng ta có thể hiểu
được vì sao người Việt không nói “mừng lễ tết” mà thường nói “ăn tết”
Ròm giết wynh oỳ, hự hự!
Trả lờiXóaEm cũng tự giết em rồi đó anh già ui huhuhehehehehehe
XóaBên anh có chọn được món tết nào hông vậy ?