Ngực trần sơn nữ
Đến tận đầu thế kỷ XX, đa số phụ nữ các tộc người thiểu số cư trú lâu đời trên vùng đất Trường Sơn – Tây Nguyên hùng vĩ vẫn còn giữ tục để ngực trần khi ở nhà, ra rẫy. Điều này vẫn in dấu trong ký ức nhiều người và còn lưu lại qua những bức ảnh của các nghệ sĩ và các nhà dân tộc học người Pháp, người Việt… Hầu hết các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đều có trang phục riêng, nhưng thường chỉ mặc trong những ngày lễ hội đặc biệt. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ đều để ngực trần, nam đóng khố, nữ mặc váy quây đơn giản.
Thời gian gần đây ở các buôn làng vùng sâu vùng xa, phụ nữ trung niên vẫn để ngực trần trong khi các cô gái trẻ mặc áo cánh ngắn, bó sát người làm nổi bật bộ ngực tròn và vòng eo thon thả. Tại các lễ hội bây giờ, không còn thấy từng đoàn thiếu nữ mang ùi (váy) sặc sỡ, ngực để trần, cài những đoá hoa rừng lên gùi, lên tóc, ánh mắt long lanh, say sưa nhảy múa trong tiếng chiêng, tiếng cồng thẳm sâu, huyền bí. Để tăng thêm vẻ duyên dáng, hấp dẫn, các sơn nữ dạo ấy còn đeo nhiều sợi dây cườm ngũ sắc trước ngực.
Lúc tắm suối, sơn nữ chỉ mặc váy còn ngực để trần, tuy nhiên mỗi khi có bóng người lạ, các cô lập tức trùm váy che kín thân thể. Giờ đây hiếm hoi lắm mới bắt gặp các cô gái ở trần đi tắm suối hoặc lấy nước về, chân thoăn thoắt leo lên các bậc thang làm nhún nhẩy đôi vú tròn mọng… trông thật thanh thoát, hồn nhiên. Thường ta chỉ gặp những mế (bà mẹ) già ở trần, dải vú chảy xệ nhăn nheo song đôi mắt vẫn sáng đăm đăm nhìn vào một miền xa xưa ký ức...
Để trần cặp vú em Cả làng ta bốc cháy (Jacques Dournes) |
Trong ký ức xa xưa hơn nữa là những cô con gái đến tuổi dậy thì vú nở khoe sắc xuân nhọn hồng háo hức mong chờ nghi lễ trưởng thành cà răng cuh kraih. Đến giờ, tục lệ ấy đã không còn, nhưng các cụ già từng trải qua thời kỳ ấy vẫn gợi lại như một kỷ niệm đẹp không thể nào quên.
Thiếu nữ Tây nguyên xưa |
Phụ nữ Tây nguyên giã gạo |
Mặt khác, cùng với cặp ngà voi và vành trăng non thì đôi vú (biểu tượng của chế độ mẫu hệ) trở thành mô típ quen thuộc trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Trên cột hiên, cột cái của nhà sàn cũng có những đôi vú được chạm nổi, nhô ra đến 10 cm, khá tinh tế, sinh động. Bởi theo quan niệm của người bản địa, ai được chiêm ngưỡng hoặc chạm vào sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Ngày nay, những gia đình giàu có ở Tây Nguyên vẫn xây nhà theo kiểu cổ truyền với những nhà sàn rất dài, hiên rộng, nhiều cầu thang. Có những nhà sàn của đại gia đình … dài hàng chục mét, có 3 - 4 thế hệ cùng chung sống và có từ 35 đến hơn 50 thành viên.
Tượng nhà mồ Tây nguyên |
Ven các dòng sông lớn như Sêrêpốk, K’Rông nô, K’Rông Ana, Đồng Nai… có thể bắt gặp những chiếc thuyền độc mộc mà trên đầu mỗi con thuyền được khắc nổi đôi ngà voi hay cặp nhũ hoa.
Vẫn còn đó những bức tượng nhà mồ khắc hình người mẹ bụng bầu với đôi vú căng phồng khỏe khoắn.
Rõ ràng, dẫu có sự giao lưu rộng rãi với nhiều dân tộc khác nhưng các tộc người thiểu số Tây Nguyên vẫn còn giữ được các phong tục, tập quán tốt đẹp; đời sống tâm linh phong phú, giàu bản sắc, hồn hậu, trong sáng.
Đàn voi Buôn Đôn tham gia lễ hội
Đây là nguồn đề tài vô tận để các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước sáng tạo nên những tác phẩm văn học – nghệ thuật ấn tượng, có giá trị thẩm mỹ cao.
Mẹ và con |
Nụ cười sơn nữ |
Xem thêm:
Các dân tộc thiểu số ngày nay đã dần tiếp cận và chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa đô thị hiện đại , các thiếu nữ Tây nguyên cũng không nằm ngoài cái chung đó. Tại cuộc thi Hoa hậu các dân tộc năm 2011, một số người đẹp Tây nguyên đã có mặt tại vòng bán kết với vòng thi áo tắm, khá tự tin khi trình diễn vẻ đẹp hình thể gợi cảm, quyến rũ trên sân khấu. Thí sinh H'Ăng Niê người dân tộc Ê đê. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm