Tác giả : Phạm Hồng Ân.
Sau đây là bài viết mới nhất của ông, nhân ngày tưởng niệm Hoàng Sa, 19 tháng Giêng, 2013.
Tôi gặp lại A Tỷ ở chợ Thuận Phát, sau 10 năm anh ta biệt tích giang hồ. Chúng tôi quen nhau vì cùng làm chung trong một hãng "bù tèo". Cái hãng toàn người già với đồng lương mắc dịch chưa lần nào nhích khỏi năm đầu ngón tay.
A Tỷ người Tàu, gốc Bạc Liêu. Năm 1978 mua thuyền đánh cá, xuống Cà Mau vượt biên với mấy ông ba tàu khác. Vượt biên đâu phải chuyện dễ. Vượt biên, chẳng những vượt qua muôn trùng sóng gió của biển, thuyền nhân còn vượt qua móng vuốt của công an việt cộng, của cướp biển, thảo khấu, và lòng thờ ơ nơi những nước láng giềng. Cho nên A Tỷ đến đảo chỉ còn cái quần xà lỏn, giấy tờ rớt mẹ đâu mất hết. Đến khi phỏng vấn qua Mỹ, mấy ông ba tàu khác xúi A Tỷ khai sụt tuổi để dễ kiếm việc làm. Chủ Mỹ không ai dại gì bỏ tiền ra thuê một ông già về quờ quạng như con rùa lật ngửa.
A Tỷ vốn chân thật, dễ tin người. Nhưng tội nghiệp, khi gặp phái đoàn Mỹ, anh ta lúng ta lúng túng thế nào mà khai sụt một hơi 13 tuổi. Thế là, trong lúc bạn bè trang lứa với A Tỷ về hưu, hưởng thú đó đây - thì lão lại khòm lưng bên cỗ máy, cà rịch cà tang kéo lê kiếp trâu già. Mãi đến khi hãng "bù tèo" dẹp tiệm, A Tỷ mới thoát khỏi ách cày. Từ đó, lão biệt tích luôn, tới bây giờ chúng tôi mới gặp lại.
Mười năm xa nhau, A Tỷ vẫn còn nhớ tôi. Vừa thấy tôi cầm gói trà Green Tea lên ngắm ngía, bàn tay lão đã chận ngang trước ngực.
- Hày, Nị đừng uống cái lày. Đồ Trung Quốc đó! Kiếm trà Nhật uống, chắc ăn hơn.
- Trời đất! A Tỷ đây ư! Lâu quá không thấy nị. Sao? Còn ở đây không?
- Hày, Mạnh giỏi hông? Ngộ vẫn ở đây. Mấy năm nay bịnh. Tưởng bán muối dồi chớ...
Gói trà màu sắc tuyệt đẹp. Tôi vẫn còn cầm trong tay ngắm nghía nó, chưa muốn bỏ lại.
- Hày, Nị đừng mua đồ Trung Quốc. Nó mần ăn không tốt, bỏ tầm bậy tầm bạ trong đó. Nị vừa mất tiền, vừa hại thân.
- Sao nị biết đồ Trung Quốc không tốt?
- Chời ơi! Nị không coi báo, coi đài. Không đi chợ nghe người ta nói với nhau sao? Họ tẩy chay đồ Trung Quốc khắp nơi.
Tôi ngó lom lom A Tỷ.
- Nị cũng là người Trung Quốc, sao nói xấu Trung Quốc?
- Hày, Có sao nói vậy. Ngộ không nói xấu. Như ngộ có cái kềm Mỹ, xài tới rỉ sét vẫn chưa hư. Thằng con ngộ mới mua cái kềm Trung Quốc về xài, siết tới siết lui mấy cái, nó sút mẹ cái càng ra. Ối cha! Vừa tốn tiền, vừa báo hại.
Tôi gặp lại A Tỷ ở chợ Thuận Phát, sau 10 năm anh ta biệt tích giang hồ. Chúng tôi quen nhau vì cùng làm chung trong một hãng "bù tèo". Cái hãng toàn người già với đồng lương mắc dịch chưa lần nào nhích khỏi năm đầu ngón tay.
A Tỷ người Tàu, gốc Bạc Liêu. Năm 1978 mua thuyền đánh cá, xuống Cà Mau vượt biên với mấy ông ba tàu khác. Vượt biên đâu phải chuyện dễ. Vượt biên, chẳng những vượt qua muôn trùng sóng gió của biển, thuyền nhân còn vượt qua móng vuốt của công an việt cộng, của cướp biển, thảo khấu, và lòng thờ ơ nơi những nước láng giềng. Cho nên A Tỷ đến đảo chỉ còn cái quần xà lỏn, giấy tờ rớt mẹ đâu mất hết. Đến khi phỏng vấn qua Mỹ, mấy ông ba tàu khác xúi A Tỷ khai sụt tuổi để dễ kiếm việc làm. Chủ Mỹ không ai dại gì bỏ tiền ra thuê một ông già về quờ quạng như con rùa lật ngửa.
A Tỷ vốn chân thật, dễ tin người. Nhưng tội nghiệp, khi gặp phái đoàn Mỹ, anh ta lúng ta lúng túng thế nào mà khai sụt một hơi 13 tuổi. Thế là, trong lúc bạn bè trang lứa với A Tỷ về hưu, hưởng thú đó đây - thì lão lại khòm lưng bên cỗ máy, cà rịch cà tang kéo lê kiếp trâu già. Mãi đến khi hãng "bù tèo" dẹp tiệm, A Tỷ mới thoát khỏi ách cày. Từ đó, lão biệt tích luôn, tới bây giờ chúng tôi mới gặp lại.
Mười năm xa nhau, A Tỷ vẫn còn nhớ tôi. Vừa thấy tôi cầm gói trà Green Tea lên ngắm ngía, bàn tay lão đã chận ngang trước ngực.
- Hày, Nị đừng uống cái lày. Đồ Trung Quốc đó! Kiếm trà Nhật uống, chắc ăn hơn.
- Trời đất! A Tỷ đây ư! Lâu quá không thấy nị. Sao? Còn ở đây không?
- Hày, Mạnh giỏi hông? Ngộ vẫn ở đây. Mấy năm nay bịnh. Tưởng bán muối dồi chớ...
Gói trà màu sắc tuyệt đẹp. Tôi vẫn còn cầm trong tay ngắm nghía nó, chưa muốn bỏ lại.
- Hày, Nị đừng mua đồ Trung Quốc. Nó mần ăn không tốt, bỏ tầm bậy tầm bạ trong đó. Nị vừa mất tiền, vừa hại thân.
- Sao nị biết đồ Trung Quốc không tốt?
- Chời ơi! Nị không coi báo, coi đài. Không đi chợ nghe người ta nói với nhau sao? Họ tẩy chay đồ Trung Quốc khắp nơi.
Tôi ngó lom lom A Tỷ.
- Nị cũng là người Trung Quốc, sao nói xấu Trung Quốc?
- Hày, Có sao nói vậy. Ngộ không nói xấu. Như ngộ có cái kềm Mỹ, xài tới rỉ sét vẫn chưa hư. Thằng con ngộ mới mua cái kềm Trung Quốc về xài, siết tới siết lui mấy cái, nó sút mẹ cái càng ra. Ối cha! Vừa tốn tiền, vừa báo hại.
Tới đây, A Tỷ vẫn chưa chịu ngừng.
- Ngộ đâu phải người Trung Quốc. Ngộ là người Việt gốc Hoa. Ông cố ngộ mới là người Tàu. Hồi xưa, bên Tàu, nhà Thanh đánh bại nhà Minh, đuổi nhà Minh đi khỏi nước. Ông cố ngộ mới theo tướng Mạc Cửu chạy qua Việt Nam xin tá túc. Mạc Cửu sau này là công thần của vua An Nam, có lăng miếu đàng hoàng ở Hà Tiên. Còn ngộ, đẻ ra ở Việt Nam thì Việt Nam là quê hương của ngộ chớ. Cũng như cháu nội nị đẻ ở bên Mỹ thì Mỹ là quê hương của cháu nội nị. Nó có biết chi về Việt Nam đâu?
A Tỷ nói thao thao cho đến khi tôi trả gói trà lên kệ, lão mới thôi. Loay quay một lúc, A Tỷ kéo tôi ra khỏi quán, sau khi hào phóng tặng tôi nguyên phong trà green tea Nhật Bổn. Buổi sáng, nắng rực rỡ. Khu Linda Vista xôn xao với hàng quán tấp nập. Chính nơi này,10 năm trước, A Tỷ dẫn tôi tới đây ăn tô phở đầu tiên ở góc phố đằng kia, rồi lôi tôi về nhà nhờ hướng dẫn trồng các loại cây mà bên Mỹ này chưa có người việt nào muốn trồng bao giờ.
- Hày, ngộ với nị qua bên kia làm tô mì chơi. Đừng ngại, ngộ bao cho.
Ngó mái tóc bạc như bông gòn của A Tỷ, tôi bỗng thấy nao nao.
- Nị mới trúng super lotto đêm qua, phải không?
- Hày, Bộ trúng mới bao sao? Ngộ muốn trả ơn nị, chút đỉnh mà...
Tôi chưng hửng.
- Trả ơn? Nhưng ơn gì?
A Tỷ ôm chầm vai tôi, tha thiết.
- Nị mau quên quá! 10 năm trước, con vợ ngộ muốn trồng dừa. Ngộ chạy ra chợ mua trái dừa gáo, về đào đất, dồi đặt xuống. Ngày nào hai vợ chồng cũng bỏ phân, tưới nước, trông nó lên cây. Nhưng trông riết, nó cứ trơ trơ. Giận quá, ngộ đào lên, cái gáo dừa thúi quắc.
- Rồi tôi hướng dẫn nị tìm trái dừa còn nguyên vỏ. Về nhà, ủ nó lên mọng, mới đem ra vườn, đào lỗ, đặt xuống chứ gì?
A Tỷ vỗ tay, cười khục khặc.
- Đúng dồi! Bây giờ cây dừa đã có trái. Con vợ ngộ khoái quá. Nó nói nó mang ơn nị.
- Cái đó tôi học lóm người ta, chỉ lại nị. Ơn nghĩa chi?
A Tỷ chưa chịu buông tha.
- Còn một cái nữa, nị quên dồi. Nị nhớ nị có ra mắt cái CD chưa? CD ngâm thơ đó...
Kỷ niệm chợt trở về. Cách đây khá lâu, lúc còn làm chung hãng "bù tèo" với A Tỷ, có ông bạn thân khuyên tôi nên ra mắt CD ngâm thơ để có cớ tụ họp bạn bè văn nghệ lại, xem ai còn ai mất? Tôi đem giấy mời vào hãng, trao đến tay các anh em người Việt. Riêng A Tỷ, tôi không mời, vì nghĩ anh ta chẳng rành nhiều về tiếng Việt. Nhưng thật ngạc nhiên, khi thấy A Tỷ tiến đến gần tôi, tỉ tê trách móc.
- Hày, ngộ với nị quen biết nhau lâu quá. Nay ra mắt CD, sao lại bỏ ngộ ra. Nói thiệt, nị không cho ngộ đi, ngộ cũng tìm cách đi cho được. Bạn bè mà.
Thế là tôi đành trao giấy mời cho A Tỷ.
Hôm nay, A Tỷ nhắc lại chuyện xưa, chắc có mục đích chi đây?
- Vụ CD đã lâu rồi. Bây giờ, cái dĩa không nghe được nữa hả?
- Đâu có. Cái CD ngâm thơ hay quá! Nhiều người khen nị. Ngộ cũng muốn khen nị đó mà.
- Trời đất! Nị cũng khoái thơ nữa ư?
- Hày, Sao không? Để ngộ ngâm cho nị nghe nha!
Quảng Đông ăn cá bỏ đầu
Triều Châu len lén xỏ xâu đem dìa.
Thấy có người khen thơ mình, lại là người Hoa, tôi khoái chí.
- Thế... bài thơ nào nị thích nhất? Nó nói về cái gì? Tình cha, tình mẹ hay tình yêu?
- Chời ơi! Nị hỏi nhiều quá, ngộ đâu có biết!
Tôi ngó lom lom A Tỷ, mồm há hốc.
- Vậy sao nị khen hay. Hay ở chỗ nào?
- Không giấu gì nị. Con vợ ngộ mất ngủ mấy năm trời. Uống đủ thứ thuốc, đêm nào cũng vẫn nằm thao thức, thở ra thở vô. Có cái CD của nị, mới mở ra, chưa đầy nửa tiếng, con vợ nó lăn ra ngủ khò khò hồi nào không hay. Lâu dồi, nó muốn gặp nị, để...trả ơn.
Tôi tiu nghỉu.
- Nị nói giỡn hay nói thiệt, cha nội?
A Tỷ ôm gọn tôi vào lòng.
- Hày, có bao giờ ngộ nói láo nị đâu. Bi giờ mình qua bên kia làm một tô mì đi!
Tôi kéo tay A Tỷ ra, lắc đầu.
- Nị mới làm một bụng rồi. Để khi khác.
- Ngộ đâu phải người Trung Quốc. Ngộ là người Việt gốc Hoa. Ông cố ngộ mới là người Tàu. Hồi xưa, bên Tàu, nhà Thanh đánh bại nhà Minh, đuổi nhà Minh đi khỏi nước. Ông cố ngộ mới theo tướng Mạc Cửu chạy qua Việt Nam xin tá túc. Mạc Cửu sau này là công thần của vua An Nam, có lăng miếu đàng hoàng ở Hà Tiên. Còn ngộ, đẻ ra ở Việt Nam thì Việt Nam là quê hương của ngộ chớ. Cũng như cháu nội nị đẻ ở bên Mỹ thì Mỹ là quê hương của cháu nội nị. Nó có biết chi về Việt Nam đâu?
A Tỷ nói thao thao cho đến khi tôi trả gói trà lên kệ, lão mới thôi. Loay quay một lúc, A Tỷ kéo tôi ra khỏi quán, sau khi hào phóng tặng tôi nguyên phong trà green tea Nhật Bổn. Buổi sáng, nắng rực rỡ. Khu Linda Vista xôn xao với hàng quán tấp nập. Chính nơi này,10 năm trước, A Tỷ dẫn tôi tới đây ăn tô phở đầu tiên ở góc phố đằng kia, rồi lôi tôi về nhà nhờ hướng dẫn trồng các loại cây mà bên Mỹ này chưa có người việt nào muốn trồng bao giờ.
- Hày, ngộ với nị qua bên kia làm tô mì chơi. Đừng ngại, ngộ bao cho.
Ngó mái tóc bạc như bông gòn của A Tỷ, tôi bỗng thấy nao nao.
- Nị mới trúng super lotto đêm qua, phải không?
- Hày, Bộ trúng mới bao sao? Ngộ muốn trả ơn nị, chút đỉnh mà...
Tôi chưng hửng.
- Trả ơn? Nhưng ơn gì?
A Tỷ ôm chầm vai tôi, tha thiết.
- Nị mau quên quá! 10 năm trước, con vợ ngộ muốn trồng dừa. Ngộ chạy ra chợ mua trái dừa gáo, về đào đất, dồi đặt xuống. Ngày nào hai vợ chồng cũng bỏ phân, tưới nước, trông nó lên cây. Nhưng trông riết, nó cứ trơ trơ. Giận quá, ngộ đào lên, cái gáo dừa thúi quắc.
- Rồi tôi hướng dẫn nị tìm trái dừa còn nguyên vỏ. Về nhà, ủ nó lên mọng, mới đem ra vườn, đào lỗ, đặt xuống chứ gì?
A Tỷ vỗ tay, cười khục khặc.
- Đúng dồi! Bây giờ cây dừa đã có trái. Con vợ ngộ khoái quá. Nó nói nó mang ơn nị.
- Cái đó tôi học lóm người ta, chỉ lại nị. Ơn nghĩa chi?
A Tỷ chưa chịu buông tha.
- Còn một cái nữa, nị quên dồi. Nị nhớ nị có ra mắt cái CD chưa? CD ngâm thơ đó...
Kỷ niệm chợt trở về. Cách đây khá lâu, lúc còn làm chung hãng "bù tèo" với A Tỷ, có ông bạn thân khuyên tôi nên ra mắt CD ngâm thơ để có cớ tụ họp bạn bè văn nghệ lại, xem ai còn ai mất? Tôi đem giấy mời vào hãng, trao đến tay các anh em người Việt. Riêng A Tỷ, tôi không mời, vì nghĩ anh ta chẳng rành nhiều về tiếng Việt. Nhưng thật ngạc nhiên, khi thấy A Tỷ tiến đến gần tôi, tỉ tê trách móc.
- Hày, ngộ với nị quen biết nhau lâu quá. Nay ra mắt CD, sao lại bỏ ngộ ra. Nói thiệt, nị không cho ngộ đi, ngộ cũng tìm cách đi cho được. Bạn bè mà.
Thế là tôi đành trao giấy mời cho A Tỷ.
Hôm nay, A Tỷ nhắc lại chuyện xưa, chắc có mục đích chi đây?
- Vụ CD đã lâu rồi. Bây giờ, cái dĩa không nghe được nữa hả?
- Đâu có. Cái CD ngâm thơ hay quá! Nhiều người khen nị. Ngộ cũng muốn khen nị đó mà.
- Trời đất! Nị cũng khoái thơ nữa ư?
- Hày, Sao không? Để ngộ ngâm cho nị nghe nha!
Quảng Đông ăn cá bỏ đầu
Triều Châu len lén xỏ xâu đem dìa.
Thấy có người khen thơ mình, lại là người Hoa, tôi khoái chí.
- Thế... bài thơ nào nị thích nhất? Nó nói về cái gì? Tình cha, tình mẹ hay tình yêu?
- Chời ơi! Nị hỏi nhiều quá, ngộ đâu có biết!
Tôi ngó lom lom A Tỷ, mồm há hốc.
- Vậy sao nị khen hay. Hay ở chỗ nào?
- Không giấu gì nị. Con vợ ngộ mất ngủ mấy năm trời. Uống đủ thứ thuốc, đêm nào cũng vẫn nằm thao thức, thở ra thở vô. Có cái CD của nị, mới mở ra, chưa đầy nửa tiếng, con vợ nó lăn ra ngủ khò khò hồi nào không hay. Lâu dồi, nó muốn gặp nị, để...trả ơn.
Tôi tiu nghỉu.
- Nị nói giỡn hay nói thiệt, cha nội?
A Tỷ ôm gọn tôi vào lòng.
- Hày, có bao giờ ngộ nói láo nị đâu. Bi giờ mình qua bên kia làm một tô mì đi!
Tôi kéo tay A Tỷ ra, lắc đầu.
- Nị mới làm một bụng rồi. Để khi khác.
Cà
kê dê ngỗng một lát, A Tỷ đành chấp nhận lời từ chối của tôi. Trước khi
từ giã, lão hứa sẽ mời tôi dự lễ vu quy của con gái lão trong vòng vài
tháng nữa. Con nhỏ và thằng nhỏ thương nhau từ những năm đầu đại học.
Bây giờ, vừa tốt nghiệp, hai đứa nhỏ quyết định lấy nhau. Tôi gục gặc
đầu, ậm ừ trong họng, rồi quay lưng đi. Nhưng bên tai còn nghe văng vẳng
giọng A Tỷ vang vang trong gió. Hày, ông sui của ngộ cũng giống như
nị, qua diện HO, dân Sài Gòn.
Vài tháng nữa, trông đợi mãi, chẳng thấy bóng dáng tấm thiệp vu quy nào của A Tỷ gửi đến. Thời gian sau, tôi lại gặp lão ở góc chợ Thuận Phát. Thấy A Tỷ, tôi cất giọng phàn nàn ngay.
- Cả tháng nay tôi trông dài cả cổ ra mà có thấy thiệp cưới của ngộ gửi đâu? Bộ nị quên thằng bạn nghèo này sao?
A Tỷ cúi đầu, mếu máo.
- Cha thằng nhỏ nhất định không chịu làm sui với người Tàu. Thằng chả nói người Tàu chiếm đất, chiếm đảo của người Việt. Bi giờ muốn chiếm luôn con trai của y nữa sao?
Tôi bùi ngùi vỗ vai A Tỷ.
- Chuyện qua rồi. Đừng buồn nữa. Nị về ráng an ủi và khuyên lơn con nhỏ. Mất thằng nhỏ này, còn khối thằng nhỏ khác, lo gì!
Mặc tôi chia xẻ, cảm thông, A Tỷ vẫn mếu máo.
- Ngộ là người Việt gốc Hoa. Sinh đẻ ở Việt Nam thì quê hương ngộ chính là Việt Nam. Ngộ cũng đi lính Cộng Hòa, cũng chống Tàu. Vậy mà người ta vẫn không ưa ngộ...
Phạm Hồng Ân
Vài tháng nữa, trông đợi mãi, chẳng thấy bóng dáng tấm thiệp vu quy nào của A Tỷ gửi đến. Thời gian sau, tôi lại gặp lão ở góc chợ Thuận Phát. Thấy A Tỷ, tôi cất giọng phàn nàn ngay.
- Cả tháng nay tôi trông dài cả cổ ra mà có thấy thiệp cưới của ngộ gửi đâu? Bộ nị quên thằng bạn nghèo này sao?
A Tỷ cúi đầu, mếu máo.
- Cha thằng nhỏ nhất định không chịu làm sui với người Tàu. Thằng chả nói người Tàu chiếm đất, chiếm đảo của người Việt. Bi giờ muốn chiếm luôn con trai của y nữa sao?
Tôi bùi ngùi vỗ vai A Tỷ.
- Chuyện qua rồi. Đừng buồn nữa. Nị về ráng an ủi và khuyên lơn con nhỏ. Mất thằng nhỏ này, còn khối thằng nhỏ khác, lo gì!
Mặc tôi chia xẻ, cảm thông, A Tỷ vẫn mếu máo.
- Ngộ là người Việt gốc Hoa. Sinh đẻ ở Việt Nam thì quê hương ngộ chính là Việt Nam. Ngộ cũng đi lính Cộng Hòa, cũng chống Tàu. Vậy mà người ta vẫn không ưa ngộ...
Phạm Hồng Ân
Ph. Dân chuyển
Ròm có nhớ chị viết một bài về tha hương không? Bài viết này thật có tình đó em.
Trả lờiXóaEm vẩn nhớ mà chị ,bài viết có liên quan tới tên của chị đó mà .
XóaBên này em cũng có một số anh chị bạn thuyền nhân người Hoa cũng đồng cảnh tha hương giống chị vậy đó .Nói cho đúng thì em tha hương một ,những anh chị này tha hương gấp đôi .