Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Ngạc nhiên động vật hóa thành… cây


Khi ngắm nhìn những hình ảnh này, người ta có thể không tin vào mắt mình bởi nhiều loài động vật tự biến đổi màu sắc và hình dạng của mình trông giống y như một chiếc lá, một khúc cây hay một khối rong biển để ngụy trang và trốn tránh kẻ thù.



Ngụy trang không chỉ là sự thay đổi màu sắc tạm thời của những con vật khi muốn lẩn trốn hiểm nguy mà chính là sự biến đổi lâu dài về hệ gen của chúng trong quá trình đấu tranh sinh tồn để sao cho phù hợp với môi trường sống xung quanh.

Trong tự nhiên, mỗi lợi thế đều làm tăng cơ hội sinh tồn của động vật, cũng như cơ hội sinh sản, phát triển bầy đàn. Thực tế đơn giản này cũng là nguyên nhân khiến động vật phát triển một số điểm thích nghi đặc biệt có thể giúp chúng tìm mồi và không phải biến thành con mồi của loài thú khác.

Một trong những sự thích nghi đó chính là khả năng ngụy trang, khả năng giấu mình của động vật tránh xa thú dữ và hiểm nguy rình rập.

Chú bọ gậy hình que này không khác gì một cành cây nhỏ



Nó cũng có thể biến thành màu nâu nếu muốn

Đó cũng là lý do vì sao gấu Bắc cực lại có màu lông trắng chứ không phải màu nâu như gấu Grizzlies hay vì sao loài ngựa vằn lại có bộ lông vằn sọc để gây rối loạn thị giác của thú săn mồi và làm cho các cá thể lẫn vào nhau trong đàn.

Trong thiên nhiên, các loài động vật chịu áp lực phải thay đổi để hòa lẫn với môi trường sống hoặc che giấu hình dạng. Các động vật bị săn đuổi nhờ đó trốn tránh kẻ săn mồi và động vật săn mồi thì có thể tấn công mà không bị phát hiện. Ngụy trang tự nhiên là một trong những biện pháp đó.

Có một số cách để làm điều này. Một là động vật hòa mình vào môi trường xung quanh, cách khác là động vật biến hình thành thứ gì khác hấp dẫn hoặc có vẻ ngoài nguy hiểm.

Nếu không nhìn kỹ thì không ai nghĩ rằng mớ rong biển này lại chính là một chú rồng biển.

Luôn có sự tiến hóa liên tục trong khả năng phát hiện sự trá hình, tương tự năng lực ẩn trốn cũng biến đổi luôn luôn. Ở mỗi cặp động vật săn đuổi - trốn tránh, cấp độ tiến hóa trá hình và phát hiện khác nhau.

Một số động vật ẩn trốn làm giả chuyển động trong tự nhiên, ví dụ chiếc lá trong gió. Điều này gọi là hành vi ẩn mình theo môi trường. Các động vật khác gắn liền hoặc lấy những vật liệu trong tự nhiên đắp lên thân mình để ẩn náu.

Sau đây là những hình ảnh tuyệt đẹp của các chuyên gia ngụy trang trong thế giới tự nhiên mà khi nhìn thấy chúng, con người có thể không tin nổi vào mắt mình:

Bọ lá cây.



Loài bọ lá cây này thậm chí còn có khả năng biến màu thành một chiếc lá khô nham nhở như thật.



Bọ lá cây ma trông như một chiếc lá khô.



Một loài bọ cây của Úc.



Bọ ngựa ma trốn trong đám lá khô.



Bọ ngựa lan hóa trang trông y như một bông hoa lan.



Một chú bọ ngựa ma hay sống ở cây hoa móng rồng.



Một loài bướm lá.



Con bạch tuộc này có màu sắc giống y như cát biển.



Một chú cá bơn cố dấu mình trong đám sỏi.



Con cá mặt quỷ đã tự biến mình thành cây rong biển.



Những chú cú mèo này có màu lông không khác gì thân cây sồi.



Một chú tôm biển giấu mình trong san hô.



Còn đây là một loài cua biển đốm tuyệt đẹp.



Chú kỳ nhông biến thành màu nâu đất giống hệt như tảng đá.



Nếu không nhìn kỹ thì không thể phát hiện ra một chú sâu bạch đàn trong đám lá kia.



Chú sâu kèn này có khác gì một chiếc lá khô?



Bạn có đủ tinh mắt để nhìn thấy một con sâu róm đang nằm trên chiếc lá này không?



Chú thằn lằn này đang cố đánh lừa thị giác của bạn.

1 nhận xét:

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm